Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước chúng ta ngày càng đi lên, cùng theo đó là hàng loạt các dự án bất động sản, nhà đất của các khối doanh nghiệp, tư nhân ra đời.
Chưa bao giờ chúng ta lại chứng kiến hàng loạt các khu trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng, chung cư nhà ở, thương mại… được xây dựng nhiều như hiện nay, đặc biệt ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn…Đó là bằng chứng cho chúng ta thấy, thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng đang trên đà phát triển, và cực kì sôi động.
Tuy nhiên, khi kinh doanh vật liệu xây dựng bạn sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, và cũng chẳng được “lộng lẫy, sang chảnh” như kinh doanh một số mặt hàng như thời trang hay mỹ phẩm.
Nếu bạn vẫn quyết tâm theo đuổi kinh doanh trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ hết mình chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng quý báu giúp bạn tự tin hơn để phát triển công việc kinh doanh của mình. Vậy kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì?
1. Nguồn vốn
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng thì nguồn vốn ban đầu thực sự không nhỏ. Nó phụ thuộc vào quy mô cửa hàng và những sản phẩm đặc thù.
Ví dụ hiện tại công ty Minh Quân Building đang bán các mặt hàng khuôn đúc mẫu bê tông. Đây là sản phẩm luôn có sẵn số lượng lớn tại công ty nên mình cần phải chuẩn bị vốn đủ để nhập hàng.
Bạn có thể vay vốn ngân hàng, kết hợp kinh doanh với nhiều người hoặc huy động vốn từ gia đình để mở ra cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng.
2. Tham khảo thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực
Trước khi tiến hành kinh doanh bất cứ mặt hàng gì,khảo sát thị trường là một yếu tố gần như là bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát. Chúng tôi cho rằng bạn nên sử dụng vài tuần đầu để đi tới các trung tâm, cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại địa phương cũng như một số địa điểm tại các khu vực nội thành với tư cách là một người mua hàng.
Thứ nhất, bạn sẽ nắm được có bao nhiêu cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn, họ đã kinh doanh lâu chưa?, vị trí địa lý, lưu lượng khách hàng như thế nào?, cách bài trí, bố trí cửa hàng, biển hiệu ra sao… Và liệu rằng số lượng cửa hàng vật liệu xây dựng đã bão hòa? Chúng ta có nên mở
Thứ hai, yếu tố quan trọng nhất bạn phải biết là cách kinh doanh vật liệu xây dựng của đối thủ, họ đang kinh doanh loại vật liệu xây dựng nào, đâu là sản phẩm chủ lực, bán chạy , mức giá giao động là bao nhiêu… Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với thị yếu, nhu cầu của khu vực.
3. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Trên thị trường cạnh tranh, khốc liệt như hiện nay, chất lượng, uy tín của nguồn hàng hóa là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển, thành công của một cửa hàng.
Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên chủ động tìm kiếm nguồn hàng để bắt tay ngay vào công việc kinh doanh của mình. Có 3 nguồn hàng bạn có thể lựa chọn:
– Nhập hàng trực tiếp từ các công ty vật liệu xây dựng: đây là nguồn hàng được nhiều người sử dụng. Với hình thức này, bạn sẽ trở thành một nhà đại lý vật liệu xây dựng chịu sự ràng buộc trực tiếp từ phía công ty. Thông thường, các công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ, và hỗ trợ đại lý thông qua phần trăm chiết khấu.
– Nhập qua tổng đại lý khu vực: với hình thức này, giá cả đã được niêm yết rõ ràng trên hàng hóa. Ngoài ra, mọi hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng, lắp đặt hàng hóa cũng được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng hàng hóa.
– Nhập hàng từ nước ngoài: người Việt Nam có tính chuộng hàng ngoại nhập, vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài số đó. Nhu cầu sử dụng các trang thiết bị nước ngoài để lắp đặt cho nhà ở, các khu chung cư… là cực kì cao. Do đó, nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn nên cân đối sử dụng một nguồn hàng ngoại nhập để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng.
Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là đừng vì thế mà nhập hàng ngoại với số lượng quá lớn, tránh tình trạng tồn đọng vốn hoặc mất nhiều chi phí vận chuyển để gửi trả hàng cho phía đối tác.
4. Định giá vật liệu xây dựng
Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi một cách chóng mặt và có sự khác nhau giữa các công ty sản xuất vật liệu xây dựng.
Vì vậy, bạn phải cập nhật thường xuyên mức giá trung bình trên thị trường để có giá bán phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần chênh giá cao hơn một chút so với mặt bằng, bạn sẽ mất khách.
Ngoài ra cần lưu ý thêm về cách kinh doanh vật liệu xây dựng, giá bán còn phụ thuộc vào số lượng mua hàng nhiều ít, thanh toán nhanh hay chậm, đối tượng mua hàng …
5. Xác định mặt hàng chủ lực kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu xây dựng thô và vật liệu xây dựng hoàn thiện. Thật khó để các bạn nhập tất cả các mặt hàng về để kinh doanh. Cách kinh doanh vật liệu xây dựng tốt nhất là chỉ chọn một số loại hàng chủ lực.
Vật liệu xây dựng thô có: cát, sỏi, xi măng, gạch xây dựng, thép…
Vật liệu hoàn thiện có nhiều chủng loại như: thiết bị vệ sinh, thiết bị nước, thiết bị điện…
Bạn nên cân nhắc số vốn đầu tư và tình hình khu vực xung quanh cửa hàng để đưa ra được quyết định phù hợp mặt hàng nào nên được đầu tư.