Bạn muốn bỏ vào túi tri thức thêm nhiều kiến thức liên quan đến kinh tế. Bạn có nghe qua thuật ngữ Purchasing Power Parity nhưng chưa hiểu một cách tường tận. Hôm nay, bạn muốn đào sâu kiến thức về PPP qua việc đọc các bài viết chia sẻ. Dưới đây là bài viết giúp bạn hình dung rõ Purchasing Power Parity là gì.

purchasing power parity là gì
Purchasing Power Parity là gì

Purchasing Power Parity là gì

Đầu tiên, để hiểu được bản chất của PPP, chúng ta hãy đi tìm hiểu nghĩa tiếng việt của từ này.

Nghĩa tiếng việt

Purchasing Power Parity hay được viết tắt là PPP là một cụm từ được hợp thành bởi các từ sau:

  • Purchasing có nghĩa là thu mua, mua
  • Power là danh từ có nghĩa là quyền lực, ảnh hưởng, sức, quyền hạn,….
  • Còn Parity nghĩa là ngang bằng, sự bằng nhau.

Thật vậy, trong tiếng việt, Purchasing Power Parity có nghĩa là Sức mua tương đương hay còn gọi với cái tên khác là Ngang giá sức mua.

Định nghĩa Purchasing Power Parity – Sức mua tương đương

Sức mua tương đương (PPP) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai đất nước. Các nhà kinh tế học sẽ tính xem cùng một lượng hàng của cùng một loại hàng hóa khi bán ở hai đất nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ.

purchasing power parity là gì
Định nghĩa Sức mua tương đương – Purchasing Power Parity là gì 

Ngang giá sức mua (PPP) có liên quan gì tới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Trong nền kinh tế vĩ mô hiện nay, GDP đề cập đến tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia. GDP (tổng sản phẩm quốc nội) danh nghĩa sẽ tính toán giá trị tiền tệ theo các giá trị tuyệt đối và điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa theo lạm phát.

Tuy nhiên, một số phương pháp tính toán hiện nay thậm chí còn đi xa hơn thế, điều chỉnh GDP theo ngang giá sức mua. Sự điều chỉnh này với mục đích chuyển đổi tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa thành 1 số dễ so sánh hơn giữa các quốc gia với nhau với các loại tiền tệ khác nhau.

Ví dụ về PPP – Sức mua tương đương

Để hiểu purchasing power parity là gì một cách rõ nhất, chúng ta hay xem qua một ví dụ của nó:

Ví du: Một miếng đùi gà rán của cửa hàng Texas ở thị trường Mỹ sấp sỉ bằng giá 1 miếng đùi gà rán cùng cửa hàng Texas tại Việt Nam theo tỷ giá hối đoái. 

purchasing power parity là gì
Ví dụ về PPP – Sức mua tương đương

Quy luật một giá và PPP

Quy luật một giá được phát biểu rằng: các tài sản hoặc hàng hóa giống y chang nhau sẽ có cùng một mức giá trên mọi địa điểm trên thế giới,  đã có tính đến một số yếu tố nhất định.

Mặc dù gần như Sức mua tương đương (PPP) và Quy luật một giá giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt ở đây: quy luật một giá áp dụng cho từng mặt hàng trong khi Sức mua tương đương áp dụng cho mức giá chung. 

Cách đo PPP – sức mua tương đương

Đây là một cách tính mang tính chất tương đối, dĩ nhiên là công thứ này không hoàn toàn chính xác.

Cách đo sức tương đường: PPP = Giá của hàng hóa X trong quốc gia một / Giá của cũng hàng hóa X đó trong quốc gia hai.

purchasing power parity là gì
Cách đo Sức mua tương đương – Purchasing Power Parity là gì

Hạn chế của PPP – Purchasing Power Parity là gì

Khác biệt thuế

Lý do ở đây được đưa ra là thuế đánh vào hàng hóa của chính phủ như thuế giá trị gia tăng (GTGT) có thể cao hơn ở một quốc gia so với các quốc giác khác.

Sự can thiệp của chính phủ 

Hàng hóa nhập khẩu có thể tăng đáng kể khi có thuế quan. Điều này dẫn tới các sản phẩm tương tự ở các nước khác sẽ rẻ hơn một cách tương đối.

Cạnh Tranh

Hàng hóa có thể được định giá cáo hơn một cách cố trình trong một quốc gia. Một vài trường hợp, giá cáo hơn là do nguyên do để một công ty có thể có lợi thế tranh so với các nhà cung ứng khác. Đồng thời là giữ thế độc quyền hoặc nằm trong một phần của độc quyền.

purchasing power parity là gì
Hạn chế của PPP – Purchasing Power Parity là gì

Chi phí vận chuyển 

Những hoàng hóa không được sản xuất, có sẵn trong nội địa hoặc có chi phí sản xuất quá mắc phải được nhập khẩu. Việc nhập khẩu từ nước ngoài sẽ làm phát sinh thêm chi phí vận chuyển qua đường biển, đường bộ hay đường hàng không. Những loại chi phí này không những chỉ bao gồm tiền nhiên liệu không mà còn cả tiền thuế nhập khẩu. Do đó mà hàng hóa được nhập khẩu sẽ bán với giá tương đối cao hơn so với hàng hóa nội địa giống y chang nhau.

Các chi phi khác

Yếu tô chi phí đầu vào của loại hàng hóa như chi phí vệ sinh, bảo hiểm và lao động ở mỗi quốc gia là khác nhau lớn. Chính vì điều này mà khó có thể so sánh ngang giá giữa các quốc gia với nhau.

Lời kết

Bên trên là những chia sẻ kiến thức của Phạm Minh Quân về Purchasing Power Parity là gì. Hy vọng chúng là nguồn thông tin giúp bạn hiểu thêm về Purchasing Power Parity (PPP) hay Sức mua tương đương. Chúc bạn bỏ vào chiếc túi kiến thức thêm thật nhiều kiến thức liên quan đến kinh tế. Chúc bạn thành công