Quản trị tài chính cá nhân là nghệ thuật, nếu ta biết tiêu đồng tiền vào đúng chỗ giúp ta trang trãi cuộc sống một cách thỏa đáng và đồng thời làm cho tiền sinh lợi cao từ đó có được phương tiện giúp ích cho nhiều người nhằm tích ít phúc báu cho con cháu và đời sau cho chính chúng ta, cái này gọi là tích âm đức.
Sau đây Nguyễn Ngoan sẽ tổng hợp các cách tiêu tiền thông tin từ nhiều góc nhìn khác nhau:
1. Phương pháp Quản lý Tài chính cá nhân JARS
Phương pháp Quản lý Tài chính cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind) là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triển cá nhân. Ông được mệnh danh là “Trainer Of Trainers”
Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân. Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng
– NEC (Neccessities) -Tài khoản chi tiêu cần thiết – 55%
– LTSS (Long Term Saving for Spending) -Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai –10%
– EDU (Education) – Tài khoản giáo dục – 10%
– FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính – 10%
– PLAY – Tài khoản hưởng thụ – 10%
-GIVE – Tài khoản từ thiện – 5%
Khi bạn nhìn vào những tài khoản trên, có thể bạn sẽ thắc mắc là có vẻ 1 số tài khoản nó hơi trùng lập với nhau, nhưng thật sự thì mỗi tài khoản đều có mục đích và tác dụng riêng đấy.
2. Phương pháp tiêu tiền của một tỷ phú giàu nhất Hongkong
Tỷ phú Lý Gia Thành chia sẽ có 3 lĩnh vực càng chi tiêu nhiều, bạn càng kiếm được nhiều tiền hơn:
– Hãy đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính mình và con cái
– Cho tiền cha mẹ – phụng dưỡng cha mẹ
– Chi tiêu cho cộng đồng – tạo dựng phước báu về sau
Lý Gia Thành cho rằng: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”.
Lý Gia Thành là nhà tỉ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông. Ông được coi là nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất Châu Á. Vào ngày 6/3/2007, tạp chí Forbes đã xếp ông vào vị trí thứ chín trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với tài sản khoảng 23 tỉ USD.
3. Phương pháp chi tiêu tiền theo lời Phật dạy
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và một phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời, một phần phụng dưỡng cha mẹ:
– ¼ thu nhập dành cho chi tiêu đời sống cá nhân hàng ngày
– ¼ thu nhập để dành đầu tư kinh doanh sinh lời
– ¼ thu nhập dành cho phụng dưỡng cha mẹ để trả hiếu
– ¼ thu nhập chi tiêu cộng đồng tích phước báu cho bản thân
4. Tổng hợp các phương pháp và kết luận
a. Phương pháp Quản lý Tài chính cá nhân JARS có ưu và khuyết như sau:
– Rõ ràng, dễ quản lý, dễ hiểu và có thể áp dụng ngay cho người Phương tây, chưa hoàn thiện cho người Việt Nam vì thiếu phần phụng dưỡng cha mẹ, người phương tây khi lớn tuổi điều có bảo hiểm xã hội trợ cấp, tiền lương hưu, cha mẹ không phải lo nghĩ, con cái không phải trợ cấp.
b. Phương pháp của lý Gia Thành
– Hay và phù hợp triết lý người Á Đông, trong đó có phần quan trọng là chi tiêu cho Cha Mẹ, chi tiêu cho giáo dục và cộng đồng. Quan điểm này lại rất giống tư duy và cách làm hiện tại của Bill Gates (tỉ phú giàu nhất hành tình), tuy nhiên có tí thiếu vì ông ta chưa đề cập phần chi tiêu cho cá nhân và đầu tư hay để dành. Thực tế thì không phải Lý Gia Thành không biết, mà chính ông không nhắc đến mà thôi, vì Ông ta chính là Bậc Đại trí mới có lời khuyên hay như thế.
c. Phương pháp của Đức Phật
– Tuyệt diệu nhất, tuy nhiên, thời nay lại í tai làm được chỉ vì ta không có cái nhìn thấu suốt nhân quả 3 đời, không có khoản đầu tư chi tiêu nào sinh lời như chi tiêu cho “NHÂN QUẢ”. Ta không muốn bố thí chia sẽ với cộng đồng mà muốn đời này và đời sau được giàu sang và phú quý. Ta không hiếu để với cha mẹ mà lại mong sau này con cái hiếu thuận và lo lắng cho ta.
– Chúng ta chỉ thích chăm lo cho bản thân và gia đình riêng của mình thôi, thế nên ta mãi túng thiếu hay nghèo khó âu cũng là duyên nghiệp.
Theo ý kiến cá nhân tôi thì điều chỉnh lại phần trăm chi tiêu một ít cho phù hợp hoàn cảnh thực tế hiện này và vẫn tạo được phước báu và giữ được tài sản luôn sinh lợi cao nhất ngay trong kiếp sống này